Móng cọc là gì? Nhà mấy tầng mới làm móng cọc?

Mục lục
    Ngày đăng: 25/01/2024 - 02:08 PM

    Móng cọc là gì? Nhà mấy tầng mới làm móng cọc? Làm móng cọc chịu được tải trọng bao nhiêu?

    móng cọc là gì

    Móng cọc 

    Móng cọc là một thành phần quan trọng trong xây dựng. Loại móng này đóng vai trò chịu tải và ổn định cấu trúc trên nền đất. Bài viết này sẽ tìm hiểu về khả năng chịu tải của móng cọc và tại sao chúng là lựa chọn quan trọng trong quá trình thiết kế công trình xây dựng. Hãy cùng Xây Dựng Công Home khám phá ngay với bài viết này.

    Khái niệm về móng cọc

    Móng cọc là một móng hình dạng khối hình chữ nhật , móng cọc nằm sát mặt đất và được nằm trên các cây cọc bê tông , các cây cọc này liên kết vào móng 1 đoạn khoảng 0.6m tạo ra một hệ thống chịu lực mạnh mẽ. Thiết kế này nhằm mục đích chủ yếu là gia tăng khả năng chịu tải và ổn định cho các công trình xây dựng.

    Khái niệm về móng cọc

    Cấu trúc của móng cọc bao gồm đài cọcnhóm cọc chịu lực mà ngôi nhà truyền xuống , hoặc đôi khi chỉ sử dụng một cọc lớn. Quy trình xây dựng này giúp truyền tải trọng lượng từ phần trên của công trình xuống tận đáy, nơi có lớp đất có độ cứng và ổn định cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi công trình cần đối mặt với nền đất yếu, thường xuyên sạt lở hoặc sạt lún.

    Móng cọc là một giải pháp phổ biến và hiệu quả cho các công trình có kích thước lớn từ 3 tầng trở lên 7->8 tầng ,..., hoặc những nơi có đất nền yếu có nước như ao hồ , sông suối ,...Việc sử dụng móng cọc giúp đảm bảo tính an toàn và ổn định của công trình xây dựng trong môi trường đất đai không đồng đều.

    Móng cọc gồm bao nhiêu loại? Là những loại nào?

    Trên thực tế, móng cọc gồm 2 loại chính đó là:

    Móng đài thấp ( ứng dụng ít ) 

    Móng đài thấp là một loại móng được xây dựng với đài cọc nằm ở mức dưới bề mặt đất. Thiết kế này được tối ưu hóa để lực ngang của móng có thể cân bằng với áp lực của đất, và độ sâu đặt móng được giảm xuống mức tối thiểu nhất. Móng đài thấp có khả năng chịu đựng hoàn toàn lực nén mà không gặp vấn đề đáng kể.

    Móng đài cao ( ứng dụng nhiều ) 

    Móng đài cao là một loại móng có đài cọc được đặt ở mức cao hơn mặt đất. Trong trường hợp này, chiều sâu của đài cọc thường nhỏ hơn so với chiều cao của cọc. Thiết kế này giúp móng đài cao có khả năng chịu tải trọng uốn nén một cách hiệu quả, đặc biệt trong những trường hợp cần độ ổn định và khả năng chịu lực uốn. Móng đài cao thường được ưa chuộng trong các công trình yêu cầu khả năng chịu tải đặc biệt cao và độ tin cậy cao và cho các công trình chủ nhà muốn nền nhà tầng trệt cao hơn so với sân đường  . 

    Cọc ép có bao nhiêu loại ? 

    - Cọc bê tông vuông có kính thước : 200x200 , 250x250 . 300x300 , 350x350 ,...( nhà phố thông dụng ) 

    - Cọc bê tông ly tâm hình tròn có kích thước đường kính : D300 , D350 , D400 , D450 , D500 ,...( nhà cao tầng hoặc nhà từ 6 tầng trở lên , chi phí cao ) 

    - Mỗi loại sẽ chịu được tải trọng khác nhau và ứng dụng cho mỗi công trình , dự án khác nhau . 

    Nhà mấy tầng mới làm móng cọc?

    Móng cọc thường được sử dụng cho những công trình xây dựng có số tầng từ 3 trở lên hoặc nền đất yếu có nước . Điều này đặc biệt quan trọng khi xây dựng những công trình có trọng lượng lớn và đòi hỏi độ ổn định cao, như các tòa nhà chung cư, văn phòng, hay các dự án công nghiệp. Móng cọc giúp phân bổ trọng lượng của công trình xuống sâu vào nền đất, tạo ra sự ổn định cần thiết để đối mặt với các yếu tố như tải trọng và sự chuyển động của đất.

    Nhà mấy tầng nên làm móng cọc?

    Móng cọc được sử dụng chủ yếu trong những trường hợp nền đất có đặc tính kỹ thuật không đảm bảo, như nền đất yếu, nền đất sạt lở, hoặc đất có độ cứng không đồng đều. Đối với những công trình có số tầng lớn, áp lực từ trọng lượng của công trình cần được phân tán một cách hiệu quả để tránh sụt lún và đảm bảo ổn định.

    Móng cọc giúp tăng cường khả năng chịu tải của nền đất bằng cách chôn những cọc cứng, thường được làm bằng vật liệu như bê tông cốt thép hoặc thép. Quá trình đó giúp truyền tải trọng của công trình xuống tận lớp đất trong lòng đất có độ cứng và ổn định cao hơn. 

    Móng cọc chịu được tải trọng bao nhiêu?

    móng cọc

    Sơ đồ đài móng cọc & Cách bố trí cọc ép 

    Sơ đồ đài móng cọc & Cách bố trí cọc ép thực tế 

    Khả năng chịu tải trọng của móng cọc phụ thuộc vào : nhiều yếu tố như loại cọc, chất lượng vật liệu xây dựng, đường kính cọc, độ sâu đặt cọc, và điều kiện của nền đất. Việc xác định tải trọng chịu được của móng cọc thường được thực hiện thông qua các phương pháp tính toán kỹ thuật dựa trên các yếu tố kỹ thuật cụ thể.

    Bảng tra khả năng chịu lực của mỗi loại cọc : 200x200 , 250x250 , D300 ? cọc nào chịu được bao nhiêu tấn 

    - Cọc vuông 200x200 : tải ép 40 -> 50 tấn , bê tông M250 , 4 cây sắt phi 16 : khi sử dụng cọc này thì mỗi tim cọc chịu được tải trọng lớn nhất là 50 tấn trở lại , vượt quá thì cọc sẽ gãy . ( nhà khoảng 2->2.5 tầng đổ lại ) 

    - Cọc vuông 250x250 : tải ép 60 -> 70 tấn,  bê tông M250 , 4 cây sắt phi 16 : khi sử dụng cọc này thì mỗi tim cọc chịu được tải trọng lớn nhất là 70 tấn trở lại , vượt quá thì cọc sẽ gãy . ( nhà khoảng 3->6 tầng đổ lại ) 

    - Cọc vuông 300x300 : tải ép 90 -> 100 tấn,  bê tông M300 , 4 cây sắt phi 18 : khi sử dụng cọc này thì mỗi tim cọc chịu được tải trọng lớn nhất là 100 tấn trở lại , vượt quá thì cọc sẽ gãy . ( nhà khoảng 6->8 tầng trở lên ) 

    - Cọc tròn D300 ( cọc tròn đường kính 30 cm ) : tải ép 100 -> 120 tấn,  bê tông M300  : khi sử dụng cọc này thì mỗi tim cọc chịu được tải trọng lớn nhất là 120 tấn trở lại , vượt quá thì cọc sẽ gãy . ( nhà khoảng 6->8 tầng trở lên ) 

    => từ đó tính được số lượng cọc tại một vị trí cột 

    Ví dụ : 1 ngôi nhà 4 tầng , tại 1 vị trí cột có lực dọc truyền xuống là 70 tấn : thì ép mấy tim cọc ? sử dụng cọc nào ? 

    - từ thông tin cọc in nghiêng ở trên ta chọn sử dụng cọc vuông 250x250 

    - tải ép 70 tấn 

    - ép 2 tim / 1 vị trí cột nhà . 

    - ép sâu bao nhiêu thì phải tùy vào đất khu vực nhà mình cứng hay mềm . ép sâu bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu . đơn giá bây giờ khoảng 250.000/mét dài cọc . + ca ép 20 triệu  = tổng phần chi phí cọc ép 

    - tiến độ thi công : khoảng 3 ngày . sẽ có 1 ngày ép thử xem ép sâu bao nhiêu , ngày sau vận chuyển cọc tới để ép đại trà 

    - ép tải : là quy trình cẩu các cục tải sắt đặt lên dàn ép 

    quá trình ép cọc

    Quá trình ép cọc TẢI 70 tấn 

    HÌNH ẢNH SAU KHI ÉP CỌC

    Sau khi ép cọc xong cho nhà tầng hầm : cọc có thể trồi lên hoăc âm dưới mặt đất

    Đồng hồ kiểm tra tải trọng trong quá trình ép cọc 

    Đồng hồ kiểm tra tải trọng trong quá trình ép cọc 

    Khi nào nên sử dụng móng cọc cho công trình?

    Khi xây dựng móng nhà, việc lựa chọn loại móng phù hợp là một quyết định quan trọng để đảm bảo tính ổn định và an toàn cho công trình. Dưới đây là một số tình huống mà việc sử dụng móng cọc có thể là lựa chọn phù hợp:

    Móng cọc nên sử dụng khi nào?

    Khu vực đất có mực nước ngầm cao

    - Trong trường hợp đất có mực nước ngầm cao, việc sử dụng móng cọc giúp đảm bảo rằng móng không bị ngâm nước, từ đó giảm nguy cơ sụt lún và ổn định cấu trúc.

    - Khi có tải trọng lớn và không đồng đều từ cấu trúc thượng tầng, móng cọc có thể được thiết kế để chịu đựng những tải trọng này một cách hiệu quả và phân phối chúng đều lên nền đất.

    Nền đất có khả năng thay đổi do vị trí gần bờ biển hoặc lòng sông , kênh rạch 

    - Trong các khu vực có đặc điểm đất thay đổi nhanh chóng, móng cọc giúp giữ cho cấu trúc ổn định tránh khỏi sự biến đổi của đất do tác động từ môi trường xung quanh.

    - Không thể đào đất đến độ sâu mong muốn do điều kiện đất kém

    - Trong trường hợp không thể đào đất đến độ sâu mong muốn do điều kiện đất khó khăn, móng cọc là giải pháp hiệu quả để đảm bảo tính ổn định của nền móng.

    Công trình có số tầng từ 3 trở lên ( 4, 5 , 6 , 7 tầng ) 

    - Khi có tải trọng lớn móng cọc có thể được thiết kế để chịu đựng những tải trọng này một cách hiệu quả và phân phối chúng đều lên nền đất.

    >> Xem thêm: Móng băng là gì? Nhà mấy tầng mới làm móng băng? Làm móng băng chịu được tải trọng bao nhiêu? Đối với nền đất cứng hay yếu?

    Hy vọng với những chia sẻ này, khách hàng đã nắm rõ được móng cọc là như thế nào. Đồng thời là những thông tin quan trọng về móng cọc trong quá trình xây dựng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu xây dựng thì hãy liên hệ ngay đến Xây Dựng Công Home nhé!

     

     

    =>=> XEM THÊM NHIỀU MẪU NHÀ 1 TẦNG MÁI THÁI ĐẸP TẠI ĐÂY : https://xaydungconghome.com/mau-nha-vuon-mai-thai-1-tang-tai-dong-nai

    XEM THÊM NHIỀU MẪU CỬA ĐẸP TẠI ĐÂY PHẦN 1  : https://xaydungconghome.com/tong-hop-cua-1-canh-2-canh-luxury-doc-dao-phan-2

    XEM THÊM NHIỀU MẪU CỬA ĐẸP TẠI ĐÂY PHẦN 2 : https://xaydungconghome.com/tong-hop-cua-cong-2-canh-4-canh-hien-dai-doc-dao

    XEM THÊM NHIỀU MẪU NHÀ ĐẸP TẠI ĐÂY PHẦN 1 : https://xaydungconghome.com/top-mau-nha-mai-thai-3-tang-nam-2024

    XEM THÊM NHIỀU MẪU NHÀ ĐẸP TẠI ĐÂY PHẦN 2 : https://xaydungconghome.com/top-mau-nha-pho-hien-dai-3-tang-2024

    ------------------------------------------------------------

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG CÔNG HOME

    MST : 3603913206

    CN Đồng Nai: 135, Tổ 18, Khu Phố 5, Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

    CN Sài Gòn: 39B Bến Vân Đồn, Phường 13, Quận 4,TP. Hồ Chí Minh

    SĐT: 0372.718.051 - 0964.78.78.95 ( KTS. KS ĐOÀN VĂN CÔNG )

    Email: conghome2014@gmail.com

    Website : https://xaydungconghome.com

    Youtobe , Tiktok : xây dựng công home

    Pinterest : Xây Dựng Công Home

    Facebook : https://www.facebook.com/xaydungconghome/

    Zalo
    Hotline